Phân biệt các công nghệ in trên thị trường

  01/01/2017

IN PHUN – LASER – OFFSET – PHÂN BIỆT CÁC CÔNG NGHỆ IN?

Th8 10, 2023

Có ba công nghệ in phổ biến là in phun (inkjet printing), in laser (laser printing), và in offset (offset printing). Nhà in Du Mục Art chia sẻ dưới đây là sự phân biệt giữa các công nghệ in này:

1. In Phun (Inkjet Printing):

In phun là một công nghệ in ấn sử dụng mực nước hoặc mực dung dịch để tạo ra hình ảnh hoặc văn bản trên bề mặt giấy hoặc các vật liệu khác. Các máy in phun chia thành hai loại chính: máy in phun màu và máy in phun đen trắng.

  • Ưu điểm:
    • Sản xuất nhanh chóng cho các công việc in quy mô nhỏ hoặc in ấn màu sắc động.
    • Có khả năng in ấn trên nhiều loại giấy và vật liệu khác nhau.
    • Giá thành máy in phun thường thấp hơn so với máy in laser.
  • Nhược điểm:
    • Chi phí mực in có thể đắt đỏ theo thời gian.
    • Chất lượng in không thể so sánh với in offset cho các công việc in quy mô lớn hoặc yêu cầu chất lượng cao.

2. In Laser (Laser Printing):

In laser sử dụng một tia laser để vẽ hình ảnh hoặc văn bản lên một trình tự trống (photoreceptor) và sau đó áp dụng bột mực tổng hợp lên trình tự trống. Bột mực nhanh chóng bám vào vùng đã được vẽ bởi tia laser và sau đó được nhiệt độ cao để gắn vào giấy.

  • Ưu điểm:
    • In nhanh chóng và hiệu suất cao.
    • Sản phẩm in ấn thường có chất lượng tốt, sắc nét, và độ phân giải cao.
    • Tích hợp tốt với công nghệ in ấn số và in mạng.
    • Đặc biệt phù hợp cho việc in ấn văn bản và tài liệu hàng ngày.
  • Nhược điểm:
    • Không thể in trên một số loại giấy đặc biệt.
    • Chi phí máy in thường đắt hơn in phun ban đầu.

3. In Offset (Offset Printing):

In offset là công nghệ in ấn truyền thống được sử dụng rộng rãi cho in sách, tạp chí, bản đồ, và các sản phẩm in ấn có độ chi tiết cao. Công nghệ này sử dụng một khuôn mẫu in để chuyển mực từ một trục vào một trống cao su và sau đó đặt lên giấy.

  • Ưu điểm:
    • Chất lượng in cao và đặc biệt phù hợp cho việc in sách, tạp chí, và bất kỳ sản phẩm in ấn nào đòi hỏi độ chi tiết và màu sắc đa dạng.
    • Có thể in trên nhiều loại giấy và chất liệu khác nhau.
    • Được sử dụng rộng rãi trong in ấn ấn, vì giá thành rẻ (nếu in số lượng lớn).
  • Nhược điểm:
    • Chi phí thiết lập ban đầu cao vì cần chuẩn bị bản in và khuôn mẫu.
    • Không phù hợp cho in đơn lẻ, số lượng quá ít

Sự lựa chọn giữa ba công nghệ in này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn, quy mô sản phẩm, và ngân sách. In phun thích hợp cho công việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ, in laser thường được sử dụng trong môi trường văn phòng, trong khi in offset thường được áp dụng cho sản phẩm in ấn cao cấp và quy mô lớn.

 

In offset và in offset 4 màu

In offset là gì và in offset 4 màu là gì? Đó có lẽ là những câu hỏi thường tình của những người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành in và đặc biệt là in số lượng lớn, in giá rẻ(trong công nghiệp in trên giấy chỉ có in offset là phương pháp in công nghiệp cho số lượng lớn có giá thành rẻ nhất hiện nay). 

Thế nào là in offset nhỉ?

In offset là một khái niệm phức tạp, nếu bạn là dân ngoài nghề thì chúng ta dùng một định nghĩa đơn giản để hình dung về in offset. In offset thực ra là công nghệ in thấm mực, in gián tiếp qua những tấm cao su(miếng offset). Vì thế màu sắc của offset thường thấm mạnh vào trong giấy in, chứ phủ bên ngoài như in kỹ thuật số.

Offset thường được ứng dụng để in những sản phẩm số lượng lớn như: in tờ rơi, in brochure, catalogue, in voucher, in thẻ treo… hay bất kỳ sản phẩm nào cần in với số lượng lớn.

 

Máy in offset L640

Máy in offset L640

 

Quy trình in offset.

Thiết kế chế bản in offset

Đây là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn này không tốn quá nhiều công sức. Thực ra thiết kế chế bản là quá trình người họa sĩ thiết kế  trên máy vi tính theo ý đồ nội dung của khách hàng, các phần mềm thông dụng hiện nay để thiết kế chế bản là Corel draw và AI

Xuất kẽm và khái niệm in offset 4 màu.

Thuật ngữ in offset 4 màu, xuất hiện là vì giai đoạn xuất kẽm này. Khi in ảnh thì bắt buộc phải in 4 màu. Film(kẽm)  sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).(4 màu chuẩn, trên lý thuyết thì tất cả màu sắc đều được tạo từ 4 màu này, tất nhiên là trừ màu trắng.).

Sau khi có 4 tấm Film, người ta sẽ đem chụp từng tấm Film lên kẽm bằng máy phơi kẽm. Sau đó chúng ta đã có 4 tấm film đại diện cho 4 màu màu C, M, Y, K để bước sang phần tiếp theo.

Thuật ngữ in offset 4 màu, được bắt đầu từ 4 tấm Film (kẽm) trên.

Ngày trước chỉ có ra phim rồi phơi bản để in, ngày này có thêm máy ra kẽm luôn từ máy tính còn gọi là CTP

 

Tiến hành in offset

 

In ghép máy in màu:

Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in offset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm màu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là màu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….

Mô phỏng quá trình in offset

Mô phỏng quá trình in offset 1 màu 

 

Việc chọn màu nào để in trước, thì ngành in tại Việt Nam không có một chuẩn nào nhất định, thông thường sẽ dựa vào kinh nghiệm thực tế của kỹ thuật, kinh nghiệm của họ sẽ quyết định thành công của nguyên một lô hàng.

Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy).

 

Máy in 4 màu

Hiện nay tại Việt Nam ngành công nghiệp in phát triển vượt bậc theo hướng hiện đại hóa, có nhiều máy in 4 màu hiện đại, in 1 lần là xong 1 bản in ảnh 4 màu.

 

Gia công sau khi in offset.

In offset cũng như bất kỳ công nghệ in nào khác, sau khi in xong thì sẽ có 2 phần gia công:

Gia công cán màng. Phần cán màng sẽ giúp sản phẩm nhìn dầy hơn, chống trày, chống trách, chống thấm(một phần). Thông thường màn có 2 loại màng là màng mờ hoặc màng bóng. Việc cán màng có hay không là phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

Gia công cắt thành phẩm: phần này là phần bắt buộc, nó sẽ quyết định hình dáng của sản phẩm cuối cùng. Đôi khi khách hàng muốn làm những hình dạng đặc biệt ví dụ nhãn mác có hình bo góc chẳng hạn, thì phải trải qua thêm giai đoạn làm khuôn bế hình và bế hình sản phẩm. Thời gian sẽ tốn thêm tí.

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về quy trình in offset, chúng tôi mong qua bài viết này bạn sẽ không còn thắc mắc in offset là gì và in offset 4 màu là gì? nữa nhé.

Hãy liên hệ với chúng tôi khi quý khách có nhu cầu về in offset, in số lượng lớn nhé. Hãy liên hệ khi có bất kỳ thắc mắc nào về thiết kế cũng như các kỹ thuật in. Chúng tôi sẵn lòng tư vấn kĩ mọi chi tiết cho quý khách. Hẹn gặp lại ở công ty chúng tôi.

Tin tức mới

Xem tất cả